Các phương pháp dạy học thành công nhất

115 (115 )

Bạn đã hiểu phương pháp dạy học tích cực là gì chưa? PP dạy học tích cực nào mang lại hiệu quả nhất cho học sinh và giáo viên đang là trăn trở của rất nhiều nhà trường và giáo viên? Hãy cùng timgiasu.com.vn tham khảo bài viết sau để hiểu thêm nhé!


I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC LÀ GÌ?

Phương pháp dạy học tích cực là gì

Thế nào là dạy học tích cực?

Phương pháp dạy học tích cực là các biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học tích cực chưa phải là cách dạy học tích cực độc lập mà chỉ là là những đơn vị nhỏ nhất của các phương pháp dạy học.

Với cách dạy này đòi hỏi giáo viên phải có bản lĩnh, chuyên môn tốt và kiên trì xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Tuy nhiên, khi đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.

Tất cả các môn học như môn Toán, môn Lý, môn Hóa, hay tiếng Anh đều có thể áp dụng những phương pháp này giúp các em học sinh hào hứng hơn khi học, nhưng phải áp dụng một cách linh hoạt, đung với thực tết để phụ vụ việc giảng dạy.

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC THÀNH CÔNG NHẤT

Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển năng lực. Tuy nhiên, để áp dụng giáo viên cần linh hoạt tuỳ vào bài học để chọn được kỹ thuật phù hợp. Bên cạnh các kỹ thuật dạy học thường dùng, có thể kể đến một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.

1. PP dạy học tích cực số 1: Kỹ thuật “Các mảnh ghép” (Jigsaw)

Kỹ thuật “Các mảnh ghép” là hình thức học tập kết hợp giữa cá nhân với nhóm và các nhóm với nhau nhằm:

các phương pháp dạy học tích cực
– Cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ có nhiều chủ đề

– Khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh

– Nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác (Mỗi cá nhân không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2)

. Dụng cụ: Chuẩn bị giấy bút cho các thành viên.

Thực hiện:

– Phân học sinh thành từng nhóm có nhóm trưởng

– Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

– Các nhóm cùng thảo luận và rút ra kết quả, yêu cầu từng thành viên trong nhóm đều có khả năng trình bày kết quả.

– Mỗi nhóm sẽ tách ra và hình thành nhóm mới theo sơ đồ.

– Lần lượt từng thành viên trình bày kết quả thảo luận.

Lưu ý:

– Các chủ đề đưa ra thảo luận cần chọn lọc đảm bảo có tính độc lập với nhau.

– Trước khi tách nhóm phải đảm bảo các thành viên đều có khả năng trình bày kết quả thảo luận ở bước thảo luận đầu tiên.

Ưu điểm:

– Phát triển tinh thần làm việc theo nhóm.

– Phát huy trách nhiệm của từng cá nhân.

– Giúp học sinh phát huy hiểu biết và giải quyết những hiểu biết lệch lạc.

– Giúp đào sâu kiến thức trong các lĩnh vực.

Hạn chế:

– Kết quả phụ thuộc vào quá trình thảo luận ở vòng 1, nếu vòng thảo luận này không có chất lượng thì cả hoạt động sẽ không có hiệu quả.

– Số lượng thành viên trong nhóm rất dễ không đồng đều.

– Không thể sử dụng kỹ thuật này cho các nội dung thảo luận có mối quan hệ ràng buộc nhân quả với nhau.

2. Phương pháp dạy học số 2: Kỹ thuật khăn phủ bàn (Khăn trải bàn)

Kỹ thuật khăn trải bàn cũng là phương pháp dạy học tích cực tổ chức hoạt động mang tính kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm nhằm:

phương pháp dạy học

– Thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh

– Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh

–  Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với nhau

Dụng cụ: Bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm.

Thực hiện:

– Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký và giao dụng cụ.

– Giáo viên đưa ra vấn đề cho ccacs nhòm, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.

– Nhóm trưởng và thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy.

Lưu ý: Mỗi thành viên làm việc tại góc riêng của mình.

Ưu điểm: Tăng cường tính độc lập và trách nhiệm của người học.

Hạn chế: Tốn kém chi phí và khó lưu trữ, sửa chữa kết quả.

3. PP dạy học số 3: Kỹ thuật “Động não” hay “Công não” (Brainstorming)

Brainstorm là gì? Những thông tin bạn cần biết về “ động não”

Kỹ thuật động não (công não) do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ. Là kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong nhóm cùng thảo luận. Các thành viên tham gia một cách tích cực nhằm tạo ra “cơn lốc” ý tưởng.

Dụng cụ:

– Sử dụng bảng hoặc giấy khổ lớn để mọi người dễ đọc các ý kiến.

– Hệ thống máy tính kết nối mạng.

Thực hiện:

– Giáo viên chia nhóm, các nhóm tự chọn nhóm trưởng và thư ký.

– Giao vấn đề cho nhóm.

– Nhóm trưởng điều hành hoạt động thảo luận chung của cả nhóm trong một thời gian quy định, các ý kiến đều được thư ký ghi nhận, khuyến khích thành viên đưa càng nhiều ý kiến càng tốt.

– Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả.

Lưu ý: Trong quá trình thu thập ý kiến, không được phê bình hay nhận

Ưu điểm:

– Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian.

– Huy động mọi ý kiến của thành viên, tập trung trí tuệ.

– Khuyến khích các thành viên nhóm tham gia hoạt động.

Hạn chế:

– Dễ xảy ra tình trạng lạc đề nếu chủ đề không rõ ràng.

– Mất thời gian cho việc lựa chọn các ý kiến tốt nhất.

–  Có tình trạng một số thành viên quá năng động nhưng một số khác không tham gia.

– Lưu trữ kết quả thảo luận khá khó khăn và lãng phí.

Xem thêm: https://timgiasu.com.vn/viec-lam-gia-su/lop-tro-ly-hoc-tap-tieng-han-giao-tiep-online-cho-nguoi-di-lam-76

Tham khảo: Các tài liệu giáo án của tailieugiaovien.com.vn

Bài viết liên quan:

Nên lựa chọn gia sư là sinh viên hay giáo viên?

Với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giáo dục chúng tôi đã nhận thấy rằng, phụ huynh luôn bỏ ra khoản phí khá lớn hoặc làm mọi cách để tìm được những gia sư giỏi, có mức phí cao và cho rằng những gia sư có phí cao mới giúp con em học tiến bộ. Thế nhưng, thực tế lại cho thấy rất có thể con em bạn không tiến bộ khi học với giáo viên chất lượng cao đó do phương pháp dạy không phù hợp. Những sinh viên giỏi tuy ít kinh nghiệm nhưng lại giúp rất nhiều học sinh khá lên nhanh chóng. Chính bởi vậy, hãy chắc rằng bạn chọn lựa trung tâm có dịch vụ học thử bởi chỉ có học thử mới kiểm chứng chất lượng và đánh giá sự phù hợp. Dưới đây timgiasu.com.vn sẽ giải đáp thắc mặc trên của bạn!

102
zalo Nhắn tin Zalo Nhắn tin Facebook